Dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay và những “cơn gãi điên cuồng” là cảm giác vô cùng khó chịu mà bất cứ ai khi mắc bệnh đều phải trải qua. Đúng là không có nỗi khổ nào bằng việc “hơi chút” là ngứa hay gãi đến xước da, chảy máu mà không dịu bớt và ngứa nhiều hơn. Vậy nên, hiểu và nắm rõ bản chất của mề đay mẩn ngứa sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc ngăn chặn cũng như đẩy lùi tận gốc căn bệnh này.
Vào một ngày đẹp trời, cơ thể bạn đột nhiên xuất hiện những nốt sẩn phù như muỗi đốt. Và thật quái lạ, càng gãi càng ngứa, càng gãi càng lan, với đủ hình dạng và kích thước khác nhau nổi chi chít trên da.
Nổi mẩn ngứa ngáy khó chịu sau khi cào xước mạnh hoặc do tỳ đè gây nên
“Càng gãi càng ngứa – Càng gãi càng lan” là 2 biểu hiện điển hình dễ nhận thấy nhất của bệnh dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay ( còn được gọi là bệnh mày đay )
Nổi mề đay là một phản ứng dị ứng gây phù tại chỗ ở ngoài da có kích thước, hình dạng không đều và đi kèm với ngứa. Mề đay thường xuất hiện từng cơn trong vài giờ rồi biến mất với các khoảng thời gian khác nhau nhưng gặp nhiều vào chiều tối. Nếu bị mề đay ít hơn 6 tuần thì người bệnh đang ở tình trạng bệnh mề đay cấp tính, nếu bệnh kéo dài trên 6 tuần là mề đay mãn tính. Nổi mề đay có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể, nhưng các vùng như mông, đùi hoặc phần da bị bó chặt như lưng quần, nịt ngực…là nơi dễ nổi mẩn ngứa nhiều nhất. Với những người bị dị ứng thể nặng gây phù mí mắt, phù môi, phù trong cổ họng gây đau bụng, tiêu chảy, đôi khi gây khó thở, suy hô hấp cấp và cần phải xử trí cấp cứu.
Theo Y học hiện đại, Mề đay xảy ra do những yếu tố dị nguyên (chất gây dị ứng) như thời tiết, thức ăn, lông động vật, phấn hoa, côn trùng vv… tác động vào cơ thể. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới nhưng thường gặp nhiều ở chị em phụ nữ hay những người có hệ miễn dịch kém, chức năng gan và thận không tốt. Hiện tượng dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh bất thường hoặc ăn các thực phẩm không hợp gây ra.
Dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay hay hiểu chung là bệnh mề đay rất dễ bị tái phát, nếu không áp dụng phương pháp điều trị đúng cách thì việc “tiền mất – tật mang” hay đơn giản nhất là cơn ác mộng phải sống chung với cảm giác “ngứa đến phát điên” trong 1 năm, 2 năm và thậm chí là 5,10 năm hay lâu hơn nữa là điều không thể tránh khỏi.
XEM THÊM:
► Chuyên gia giải đáp về chữa dị ứng mẩn ngứa
Giải pháp hiệu quả điều trị dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay
Hiện nay, điều trị mề đay mới chỉ dừng là điều trị triệu chứng (dùng những thuốc chống dị ứng như kháng histamin) và loại bỏ nguyên nhân. Nhưng trên thực tế có nhiều tình huống vô cớ, không biết nguyên nhân để loại bỏ. Ở những người có chức năng gan và thận không tốt thì việc dùng thuốc kháng histamin lại có hại và đôi khi khiến mề đay trở nên nặng hơn. Đây chính là vòng luẩn quẩn và là nguyên nhân làm cho mề đay ngày càng nặng thêm và dễ tái phát. Bên cạnh đó, thuốc kháng histamin còn có nhiều tác dụng phụ như gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón… ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.
Với Y học cổ truyền, điều trị mề đay hiệu quả cần phải điều trị tận gốc. Như vậy, phải tăng cường chức năng gan tức tăng khả năng giải độc, tăng cường chức năng thận tức tăng khả năng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể và tăng cường năng lượng tế bào giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Theo cơ chế này, người ta thường dùng thảo dược và các chất chiết xuất từ thảo dược để điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể làm cho dị ứng thuyên giảm.
Phác đồ Đông Tây Y kết hợp đã tỏ ra rất hiệu quả với bệnh dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay này. Việc điều trị bước đầu là phải loại bỏ nguyên nhân (yếu tố dị nguyên) đồng thời điều trị triệu chứng (giảm mẩn ngứa, viêm). Nhưng bên cạnh đó cần phải tăng cường chức năng gan, tăng cường chức năng thận và tăng cường năng lượng tế bào giúp cho việc điều trị mề đay được hiệu quả và lâu dài.
Người gửi / điện thoại
Copyright © 2019. Diendandiung.com