logo
banerslogan

Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết xếp vào nhóm dị ứng cơ địa là dạng dị ứng phổ biến thường gặp vào thời điểm giao mùa khi có những sự thay đổi lớn về mặt thời tiết như nhiệt độ, hướng gió, độ ẩm... 

Dấu hiệu dị ứng thời tiết dễ nhận biết nhất là da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột. Các vùng da hở như bàn tay, chân, mặt… là nơi dễ bị nổi mẩn nhất. Trường hợp nguy hiểm khi bị dị ứng thời tiết là nổi mề đay cấp tính. Người bệnh bị nổi ban trên da, thấy ngứa từng đám rất khó chịu, gãi nhiều, càng gãi ngứa càng lan rộng, da vùng tổn thương dày lên từng mảnh, phù nề, nóng bừng, toàn thân bứt rứt, rất khó chịu. Tiếp đến, người bệnh có thể sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể. 

     Khi thời tiết thay đổi đột ngột, bạn cũng dễ bị viêm mũi dị ứng với các dấu hiệu hắt hơi sổ mũi, chảy nước mắt. Một số người còn bị đau đầu...
 
Nhiều nguyên nhân không xác định gây dị ứng thời tiết?

Y học hiện đại cho rằng tình trạng viêm da do dị ứng thời tiết còn gọi là viêm da cơ địa hay chàm cơ địa hoặc chàm thể tạng. Đây là bệnh da mạn tính, do đó không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng, hay bị những bệnh như hen, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng.
Thực ra phải nói thẳng rằng người bị dị ứng thời tiết xếp vào nhóm bị viêm da là không chuẩn xác, dị ứng là dị ứng và viêm là viêm. Viêm là do nhiễm độc tố của vi khuẩn và nói đến viêm thì bao giờ thử phản ứng bạch cầu cũng tăng cao, và nếu viêm do vi khuẩn ta có thể hoàn toàn dùng kháng sinh phù hợp để điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu sử dụng liệu pháp này thì tình trạng dị ứng có nặng hơn nữa.

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này Y học hiện đại cho rằng khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời chuyển  lạnh, độ ẩm cao khiến da giảm tiết mồ hôi và chất bã nhờn, chất sừng của da bị mất nước, da trở nên khô hơn, đóng ít vảy. Ảnh hưởng của nó cũng khiến các protein trong cơ thể biến chất trở thành chất đối nghịch với cơ thể khiến cơ thể phản ứng bằng cách ngứa, nổi mẩn, sẩn mề đay. Đối với những người có làn da mẫn cảm thì khi thời tiết chuyển lạnh rất dễ bị giãn mạch khiến chất huyết tương của máu tràn qua thành mạch xâm nhập vào các mô gây ngứa và sưng nề. Lúc đó, cơ thể bị dị ứng sản sinh ra chất histamin gây ngứa.

Trong khi đó đông y cho rằng đó là do các yếu tố ngoại tà (phong hàn, phong nhiệt, phong thấp...) xâm nhập vào cơ thể, gây uất kết ở da dẫn đến tình trạng mẩn ngứa, mẩn đỏ.
 
Làm sao để đối phó với dị ứng thời tiết?

Hiện tượng dị ứng thời tiết thường xảy đến nhiều vào thời điểm giao mùa hay khi thời tiết thay đổi đột ngột. Tuy nhiên, các triệu chứng xảy đến ở từng người là không giống nhau nên khi phát hiện được dấu hiệu dị ứng bạn cần phải có biện pháp đối phó kịp thời tránh nguy cơ khiến vùng dị ứng bị lan rộng.
- Các BS thường dùng thuốc kháng histamin, thuốc ức chế dị ứng để cắt cơn ngứa và làm dịu các nốt mẩn đỏ nhanh. Tuy nhiên thuốc gây buồn ngủ nên người bệnh hạn chế dùng khi phải công việc đòi hỏi tập trung cao. Sẽ giúp bạn hết được các triệu chứng dị ứng tức thời trong thời gian ngắn.
- Những thảo dược được nhân dân có kinh nghiệm sử dụng trong nhiều trường hợp dị ứng thời tiết như lá khế, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, liên kiều… hỗ trợ điều trị và phòng ngựa dị ứng mề đay.
- Tìm những địa chỉ uy tín có khả năng điều trị dị ứng thời tiết dứt điểm.

Cách phòng chống hiện tượng dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết là một bệnh mạn tính rất khó chữa nếu bạn chưa tìm được phương pháp chữa khỏi hẳn thì bạn có thể hạn chế những ảnh hưởng của nó tới sức khỏe mỗi khi thời tiết thay đổi với những mẹo nhỏ dưới đây:
+ Nên đeo kính và đeo khẩu trang nếu bạn đi ra ngoài vào những ngày nhiều gió khi mà có nhiều phấn hoa và bụi bẩn trong không khí.
+ Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
+ Tránh tiếp xúc với bụi bẩn và phấn hoa.
+ Thận trọng khi dùng mỹ phẩm.
+ Tránh dùng những thức ăn dễ gây dị ứng như thực phẩm chế biến từ hải sản, các chất được lên men... nếu đã từng bị dị ứng chất gì đó hay thức ăn nào đó phải tuyệt đối tránh xa.
+ Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất dễ gây kích ứng da và đặc biệt là tránh tiếp xúc với các chất đã gây cho da bị kích ứng trước đó. 
+ Luôn giữ ấm cơ thể, nên tránh sử dụng áo quần may bằng những loại vải dễ gây kích ứng da như len, bố... Không nên mặc các loại quần áo quá chật nhằm tránh tình trạng cọ xát dễ gây kích thích tại chỗ. 
+ Hạn chế sinh hoạt trong môi trường có độ ẩm thấp vì dễ gâycho da bị khô, dễ bị kích thích, dễ bị tái phát những bệnh lý da dị ứng theo mùa. 
+ Ăn uống đủ dinh dưỡng để giúp cơ thể tăng cường miễn dịch nôi sinh cũng nhưng cấp các nguyên tố vi lượng để việc trao đổi chất trong cơ thể được diễn ra thuận lợi.
Song song với các biện pháp trên, bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi những dấu hiệu của hiện tượng dị ứng thời tiết ở những chuyên gia về dị ứng khi tìm được nguyên nhân gây nên dị ứng của bạn từ đâu


Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

dt2_2

Copyright © 2019. Diendandiung.com

1
Bạn cần hỗ trợ?